image banner
Một số điểm mới của Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15
Ngày 13.12.2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (gọi tắt là Pháp lệnh 03/2022) thay thế Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (gọi tắt là Pháp lệnh 09/2014). Pháp lệnh 03/2022 gồm 5 Chương, 44 Điều có một số nội dung mới so với Pháp lệnh 09/2014 như sau:

- Về thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Điểm b khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 03/2022 bổ sung thẩm quyền của Tòa án nhân dân  cấp huyện nơi người bị đề nghị có hành vi vi phạm trong trường hợp người đề nghị là Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 99, khoản 1 Điều 100, khoản 2 Điều 101, khoản 1 Điều 102 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Về chi phí, lệ phí: Pháp lệnh 03/2022 bổ sung quy định về chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Điều 7 gồm: Các loại chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và trách nhiệm chi trả chi phí; Chi phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí tố tụng; Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí Tòa án.

- Về căn cứ đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Pháp lệnh 03/2022 bổ sung về trường hợp Thẩm phán quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi người bị đề nghị mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên (điểm h khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh 03/2022).

- Về hình thức tổ chức phiên họp: Khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh 03/2022 bổ sung quy định về việc tổ chức phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

- Về thủ tục phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính:

+ Pháp lệnh 03/2022 bổ sung quy định người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận các vấn đề có liên quan với người đề nghị hoặc người được ủy quyền. Việc tranh luận được tiến hành theo sự điều hành của Thẩm phán. Người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác. Thẩm phán tiến hành phiên họp không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho họ tranh luận, trình bày hết ý kiến; có quyền yêu cầu dừng những ý kiến không liên quan đến vụ việc hoặc ý kiến lặp lạiiểm h khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh 03/2022).

+ Pháp lệnh 03/2022 bổ sung quy định áp dng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 140a của Luật Xử lý vi phạm hành chínhiểm k khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh 03/2022).

+ Pháp lệnh 03/2022 bổ sung quy định phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được tổ chức thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị đề nghị. Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn. Thẩm phán được phân công tiến hành phiên họp mặc trang phục hành chính của Tòa án. Cha mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có) hỗ trợ người bị đề nghị tại phiên họp. Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc (khoản 4 Điều 21 Pháp lệnh 03/2022).

- Về thủ tục phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án: Pháp lệnh 03/2022 bổ sung quy định người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của họ (nếu có) tranh luận các vn đề có liên quan với người kiến nghị, Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị đề nghị. Việc tranh luận được tiến hành theo sự điều hành của Thẩm phán. Người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác. Thẩm phán tiến hành phiên họp không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho họ tranh luận, trình bày hết ý kiến; có quyền yêu cầu dừng những ý kiến không liên quan đến vụ việc hoặc ý kiến lặp lại (điểm g khoản 3 Điều 35 Pháp lệnh 03/2022).

- Về thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Toà án: Điều 32 Pháp lệnh 03/2022 đã mở rộng về thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị là 05 ngày làm việc, tăng 02 ngày so với Pháp lệnh 09/2014.

Pháp lệnh 03/2022 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2023. ./.

Tác giả: Vương Thị Chiêm
image advertisement

image advertisement

image advertisement
   
image advertisement
 

image advertisement

 

image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1