image banner
Thanh tra – Khiếu tố VKS tỉnh Hướng dẫn công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Thời gian qua công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại VKS hai cấp tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả công tác ngày càng được nâng cao. Qua đó đã kịp thời giải quyết đúng quy định các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, không để xảy ra tình huống phức tạp; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu chưa đảm bảo theo quy định; công dân còn gửi đơn vượt cấp, gửi đi nhiều nơi không thuộc thẩm quyền giải quyết…

Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong toàn ngành. Ngày 15.01.2024, Thanh tra – Khiếu tố đã ban hành Hướng dẫn số 18, Hướng dẫn công tác công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2024, hướng dẫn những nội dung cụ thể trong từng khâu công tác như:

1. Việc phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ công tác trọng tâm của toàn ngành Kiểm sát Hà Giang

“Tập trung nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính để làm tốt nhiệm vụ chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và đảm bảo các hoạt động của các cơ quan tư pháp đúng quy định pháp luật. Tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong mọi hoạt động của đơn vị, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá trong năm 2024”.

 2. Về công tác tiếp công dân

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân.

Kiểm sát viên làm nhiệm vụ tiếp công dân có nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên. Khi có công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, Kiểm sát viên làm công tác tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân. Nếu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến các bộ phận khác trong đơn vị, Kiểm sát viên làm công tác tiếp công dân báo cáo lãnh đạo phụ trách yêu cầu Kiểm sát viên liên quan đến phối hợp tiếp công dân.

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo quy định sau:

a) Định kỳ mỗi tháng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày đối với các trường hợp:

- Vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng công dân đề nghị kiểm tra lại;

- Vụ việc công dân đã gửi đơn nhiều lần, có dấu hiệu oan, sai, được dư luận quan tâm nhưng chưa được xem xét, giải quyết.

b) Tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp:

- Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;

- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

 3. Về công tác tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn

Đơn gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý; không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.

Viện kiểm sát hai cấp phải gắn công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý, quản lý đơn với công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của đơn vị mình. Hiện nay công dân thường gửi đơn đến rất nhiều nơi, trong đó có nhiều đơn bức xúc thuộc thẩm quyền kiểm sát và giải quyết của Viện kiểm sát. Qua công tác phân loại đơn, nếu thấy nội dung đơn chưa rõ, cần mời công dân đến đối thoại làm rõ và hướng dẫn công dân sửa đổi, bổ sung nội dung đơn hoặc hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền

Thanh tra – Khiếu tố và các phòng nghiệp vụ có liên quan tham mưu cho lãnh đạo Viện giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo Quy định về mối quan hệ trong công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo...

Viện trưởng VKSND cấp huyện giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

5.1. Kiểm sát các Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Tòa án, Thi hành án hình sự và dân sự)

Các đơn vị phải kiểm sát chặt chẽ số lượng, chất lượng quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo các cơ quan tư pháp ban hành, lập phiếu kiểm sát các quyết định này lưu hồ sơ và có thông báo kết quả kiểm sát cho cơ quan ban hành quyết định biết theo quy định của pháp luật. Trong báo cáo tháng, quý, 6 tháng và báo cáo năm phải nêu rõ đã kiểm sát bao nhiêu quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết quả đúng, sai thế nào.

5.2. Áp dụng các biện pháp kiểm sát theo Điều 30 Luật Tổ chức VKSND

Các đơn vị nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để áp dụng các biện pháp kiểm sát phù hợp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch công tác kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

6. Công tác kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Thanh tra – Khiếu tố chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan thực hiện tốt công tác kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp huyện theo  

Quy chế số 222 ngày 22/6/2023 của Viện trưởng VKSNDTC.

Qua kiểm tra nếu phát hiện dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, quyết định giải quyết khiếu nại thiếu căn cứ, cần phải hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và yêu cầu hủy bỏ quyết định tố tụng trái pháp luật để giải quyết lại vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

 7. Công tác kiểm tra, báo cáo

 Thanh tra – Khiếu tố phối hợp và đôn đốc các cơ quan cấp tỉnh; VKSND cấp huyện phối hợp và đôn đốc các cơ quan hữu quan cùng cấp thực hiện việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/4/2018, quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, kịp thời cung cấp có số liệu đảm bảo chính xác, phục vụ việc xây dựng báo cáo Quốc hội của Viện trưởng VKSND tối cao hoặc các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thanh tra - Khiếu tố
image advertisement

image advertisement

image advertisement
   
image advertisement
 

image advertisement

 

image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1